“Tinh binh” thế nào là khỏe, thế nào là yếu, tuổi thọ của “tinh binh” tính như thế nào? Tất tần tật đều có ở đây hết! Các bạn nam nhanh nhanh ghi vào sổ tay giới tính của mình đi nào!
Chuyện chàng “tinh binh”
Tinh dịch và “tinh binh”
Tinh dịch có màu trắng, đặc, trơn dính, là dịch tiết của tuyến tiền liệt, dịch của túi tinh và dịch của tuyến Cowper. Tinh dịch là môi trường bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho “tinh binh”. Nó có tính kiềm để khi đưa “tinh binh” vào môi trường bên trong vùng kín sẽ giảm thiểu tính axít khắc nghiệt này. Một giọt tinh dịch chỉ chiếm 5% “tinh binh”, 95% còn lại là các hợp chất dinh dưỡng khác như protein, đường, các men, chất béo và chất khoáng…
Tuổi thọ của “tinh binh”
Khả năng sống của “tinh binh” đáng gờm hơn bạn nghĩ đấy! Sau khi bơi vào “vùng cấm địa”, “bạn í” có thể lưu lại khoảng 2 ngày. Với những chú khỏe mạnh, thời gian sống sót có thể lên đến 7 ngày.
Môi trường axít sẽ hủy hoại “tinh binh”
Môi trường axít khắc nghiệt trong “vùng cấm địa” có thể tiêu diệt phần lớn hàng triệu “con giống” bơi vào, đa số sẽ “đi bán muối” và làm tấm đệm để cân bằng môi trường axít, tạo điều kiện cho rất ít những anh hùng còn sót lại hoàn thành đích đến cuối cùng.
Sát ngày rụng trứng, lượng hoóc-môn estrogen tăng cao khiến dung dịch bên trong dễ chịu hơn hẳn, cộng với hoóc-môn progesterone sản sinh ra sẽ khuyến khích “tinh binh” quẫy đuôi mạnh hơn xuyên qua lớp màng bảo vệ trứng. Chú chiến binh dũng mãnh duy nhất sẽ vượt qua tất cả gian nan, đến hội ngộ với nàng trứng để làm nên điều kỳ diệu.
“Tinh binh” xấu xí
Không phải chú “tinh binh” nào cũng hoàn hảo như tranh vẽ đâu. Hơn 90% lượng “tinh binh” khi thoát khỏi “nhà máy” đều mang những khiếm khuyết dị hình như là đã có sẵn hai đầu, hai đuôi, đuôi gãy hoặc đầu quá lớn, quá nhỏ… Việc này không ảnh hưởng đến chất lượng “con giống” đâu! Chỉ khi nào “tinh binh” khiếm khuyết về acrosome, cái mũ úp lên đầu “tinh binh” là một chất enzym có tác dụng như một ra-đa mới đáng lo ngại!
“Tinh binh” không giúp… đậu thai
Thông tin này có thể khiến bạn bật ngửa nhưng thực tế đúng như vậy. Để chứng minh cho điều này, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm diệt “tinh binh” và bơm chúng vào trứng. Kết quả thật đáng kinh ngạc, trứng vẫn được thụ tinh. Điều gì đã làm nên sự thụ thai này? Bí mật nằm bên trong ADN ở “tinh binh” cơ! Chính ADN của “tinh binh” mới là yếu tố tiên quyết cho việc thụ tinh chứ không phải ở “con giống” còn “bơi khỏe” hay đã “lìa đời”.
“Tinh binh” mạnh nhất khi “xuất xưởng” đầu tiên
Khoảnh khắc đầu tiên của quá trình xuất tinh được ghi nhận chứa một lượng lớn “tinh binh” chất lượng và nhiều về số lượng. Khi được phóng vào bên trong, theo bản năng sinh tồn, các chiến binh bơi rất nhanh và mạnh.
Lỏng hay đặc không quan trọng
Tinh dịch loãng hay đặc không quan trọng, điều quan trọng là số lượng và chất lượng của “tinh binh” trong tinh dịch.
Chất lượng giảm khi quá nóng
“Tinh binh” chỉ hùng dũng khỏe mạnh với cuộc chiến đến gặp trứng. Ở ngoài, đội quân “con giống” này khá yếu ớt, dễ bị tiêu hủy và mất chất lượng nếu quá nóng. Mặc quần bó quá chật, đi xe đạp nhiều giờ, đặt laptop lên đùi làm việc… có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng “tinh binh” do bộ phận “nhà máy sản xuất” bị làm nóng, “tinh binh” dễ mệt xỉu và yếu đi.
Lắc não chọn câu đúng
Liếm môi làm môi bị thâm và khô?
a. Đúng.
b. Sai. Liếm môi làm môi lúc nào cũng ẩm ướt, làm sao có thể khô được.
Câu trả lời đúng là a bạn nhé! Khi bạn liếm môi, nước bọt sẽ làm môi bạn ướt một chút, nhưng nó sẽ nhanh chóng bay hơi nhanh, khiến môi dễ bị khô hơn. Ngoài ra trong nước bọt có tính axít, nên dễ làm môi bị thâm hơn.